Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Bạn có nguy cơ bị thiếu máu?

nguy cơ thiếu máu

Những người có nguy cơ cao bị thiếu máu là phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ hoặc phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không chỉ phụ nữ có nguy cơ cao bị thiếu máu, trên thực tế, những người có chế độ dinh dưỡng kém, đặc biệt là chế độ ăn thiếu sắt cũng có nguy cơ bị thiếu máu. Nếu bạn hiến máu thường xuyên, bạn cũng có thể có nguy cơ vì hiến máu thường xuyên cũng có thể ảnh hưởng tới việc sản xuất máu. Nguy cơ thiếu máu cũng cao ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt là những trẻ sinh non hoặc đang trải qua giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt. Nếu bạn là người ăn chay và không ăn nhiều thực phẩm chứa sắt (hoặc thay thế thịt với những thực phẩm chứa sắt) thì nguy cơ bị thiếu máu cũng tăng.

Mặc dù thiếu máu do thiếu sắt và mang thai là hai trong số những nguyên nhân lớn nhất gây thiếu máu nhẹ và trung bình, một số trường hợp thiếu máu nặng có thể có những nguyên nhân nghiêm trọng ẩn dưới. Những nguyên nhân này gồm các bệnh như thalassemia beta, thiếu máu đa bào và các bệnh mạn tính khác.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 8,4% các mẫu máu báo hiệu bệnh beta thalassemia, một rối loạn di truyền nghiêm trọng, là nguyên nhân gây thiếu máu. Trong những trường hợp này, các xét nghiệm sàng lọc trở nên cần thiết vì bệnh mang tính di truyền và trẻ bị beta thalassemia có thể không phát triển bình thường. Do dó, mỗi phụ nữ cần sáng lọc và tư vấn bác sĩ nếu có các triệu chứng thiếu máu.

BS Thu Vân

(theo Univadis/THS)

Điều trị nhiễm vi khuẩn H.pylori ở trẻ em: Còn nhiều bất cập

Tuy nhiên, hiểu biết của phụ huynh còn chưa đầy đủ, cùng với gần đây tại một số phòng khám tư nhân, có sự cảnh báo “quá lên” của một số thầy thuốc mà vi khuẩn HP đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Vậy HP có thực sự nguy hiểm? Khi nào cần xét nghiệm tìm HP? Khi nào thì cần điều trị và đau bụng trẻ em có nhất thiết cần tìm cho ra HP hay không?

HP là 1 xoắn khuẩn gram âm, cư trú trong dạ dày người. Có tới 50% dân số trên thế giới bị nhiễm vi khuẩn này, nhưng chỉ ở 15% số người bị nhiễm HP có thể trở thành viêm loét dạ dày, tá tràng và chỉ 1% chuyển sang ung thư dạ dày. Còn lại 85% trong số họ vẫn khỏe mạnh hoàn toàn mà không bị viêm.

Ở các nước đã phát triển như Hoa Kỳ trẻ em dưới 10 tuổi bị nhiễm HP ít hơn, tỉ lệ này là 10% ở nhóm tuổi 10- 18 tuổi và lên tới 50-60% ở người trên 60 tuổi.

Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam 60- 80% trẻ em dưới 10 tuổi bị nhiễm vi khuẩn HP, do vậy việc chỉ định cho trẻ em làm các xét nghiệm phân, hơi thở, máu… chỉ để chẩn đoán nhiễm HP hay không là một sự lạm dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận là chính vì xác suất con bạn dương tính với HP là rất cao. Vậy khi nào cần xét nghiệm HP sẽ bàn ở mục sau.

Điều trị nhiễm vi khuẩn H.pylori ở trẻ emĐể xác định trẻ cần điều trị HP, phải làm các xét nghiệm rất chặt chẽ.

Những câu hỏi cần lời đáp về vi khuẩn HP

Con có bị lây HP từ cha mẹ? Vì HP lây nhiễm theo đường miệng - miệng, phân - miệng, nên các thành viên trong gia đình có thói quen ăn chung mâm, dùng chung chén đũa, bón mớm cho trẻ làm tăng khả năng bị nhiễm HP cho trẻ.

Trẻ bị đau bụng có cần đi xét nghiệm tìm vi khuẩn HP không? Có thể nói, đau bụng trẻ em là một chủ đề rất khó trong thực tiễn lâm sàng của các bác sĩ nhi. Đau bụng mạn tính ở trẻ em rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau và hầu hết là lành tính. Ví dụ đau bụng chức năng, đau bụng do giun, do tâm lý, do biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày… Bạn cần đưa bé đi khám để bác sĩ xác định xem bé đau bụng vì nhóm nguyên nhân nào trước khi có quyết định cho bé xét nghiệm tìm HP hay không.

Khi nào thì cần cho trẻ đi tìm vi khuẩn HP?

Bác sĩ sẽ cho bé xét nghiệm khi: Trẻ có loét đường tiêu hóa phát hiện qua nội soi hay chụp Xquang cản quang; trẻ có bố mẹ, anh em ruột bị ung thư dạ dày; Trẻ có thiếu máu thiếu sắt đã điều trị đầy đủ theo phác đồ nhưng không đáp ứng và không tìm thấy nguyên nhân nào khác; Trẻ đau bụng mạn tính gợi ý do viêm loét dạ dày, tá tràng với các triệu chứng: Cơn đau kéo dài (trẻ ôm bụng khóc, tái nhợt, nằm im), đau liên quan tới bữa ăn (trước, sau ăn), kèm theo hay ợ, ói, rối loạn tiêu hóa kéo dài hay đau rõ vùng thượng vị; ung thư dạ dày giai đoạn đầu.

Các phương pháp tìm vi khuẩn HP

Các phương pháp xâm lấn (qua nội soi dạ dày): Sinh thiết làm mô bệnh học, test urease, nuôi cấy, PCR được chỉ định khi trẻ có gợi ý của bệnh viêm dạ dày - tá tràng. Thông qua nội soi bác sĩ sẽ lấy một phần niêm mạc dạ dày ở nhiều vị trí khác nhau để tìm vi khuẩn HP. Nhược điểm của phương pháp này là thường phải gây mê. Đây là điều mà phụ huynh lo lắng nhất, vì vậy hãy thảo luận kỹ với bác sĩ về chỉ định và phương pháp nội soi. Ưu điểm của phương pháp này là có thể trực tiếp quan sát niêm mạc thực quản, dạ dày, tá tràng để đánh giá có bị tổn thương hay không, tổn thương nặng hay nhẹ. Trong một số trường hợp phải nội soi để cấp cứu: chảy máu dạ dày - tá tràng chẳng hạn.

Các phương pháp không xâm lấn: Test hơi thở (thổi bóng hay thổi thẻ): Phương pháp này chỉ làm được ở trẻ lớn đã biết nuốt nguyên viên thuốc. Nguyên tắc của phương pháp này như sau: Bệnh nhân sẽ được cho uống một loại thuốc (viên nang hoặc dung dịch) có chứa đồng phân phóng xạ C-14 hoặc không phóng xạ là C-13. Trong vòng từ 10-30 phút có thể định lượng được lượng đồng vị carbon đánh dấu trong hơi thở và điều này chỉ ra rằng có sự tồn tại của Urease (enzyme mà vi khuẩn HP tiết ra để phân hủy Urea trong dạ dày và gây độc niêm mạc dạ dày) trong dạ dày và do đó nhận biết có sự hiện diện của vi khuẩn HP.

Tìm kháng nguyên HP trong phân, tìm kháng thể trong nước tiểu và nước bọt, tìm kháng thể trong huyết thanh (xét nghiệm máu). Mỗi phương pháp có độ đặc hiệu, độ nhạy khác nhau. Xét nghiệm máu chỉ dùng để nghiên cứu chứ không dùng để xác định tình trạng hiện tại và giúp cho điều trị.

Xét nghiệm phân và hơi thở nhằm xác định có hay không nhiễm HP ở thời điểm hiện tại và theo dõi kết quả điều trị diệt HP.

Sinh thiết dạ dày và các test hơi thở, phân… chỉ thực hiện khi ngừng tất cả các thuốc liên quan tới dạ dày (các thuốc giảm tiết acid ít nhất 2 tuần (nhóm PPI như omeprazole, esomeprazole…, các kháng sinh ít nhất 4 tuần) nếu không sẽ cho kết quả không chính xác (âm tính giả).

Khi nào cần điều trị HP?

Chỉ điều trị kháng sinh diệt HP trong những tình huống sau: Tất cả các trường hợp loét dạ dày, hành tá tràng (xác định qua nội soi) mà có HP (+); trẻ trước đây có loét dạ dày, hành tá tràng hiện nay không loét không đau nhưng có vi khuẩn HP (+) vẫn nên điều trị; viêm teo dạ dày kèm theo chuyển sản ruột; Trẻ có tổn thương viêm trên nội soi, HP (+) và có cha/mẹ bị loét hay ung thư dạ dày. Nếu không có tiền căn gia đình thì cân nhắc điều trị (bởi chỉ định này dễ bị lạm dụng nhất).

Điều trị nhiễm vi khuẩn H.pylori ở trẻ em: Còn nhiều bất cậpVi khuẩn HP-thủ phạm gây loét dạ dày.

Khi trẻ có dấu hiệu lâm sàng gợi ý viêm loét dạ dày, tá tràng, làm các test không xâm lấn (phân, hơi thở) dù có dương tính nhưng cần phải tiến hành nội soi chẩn đoán trước khi quyết định điều trị. Trên thực tế điều này khó vì không phải trẻ nào cũng soi được.

Đối với trẻ bị thiếu máu thiếu sắt và giảm tiểu cầu thì tự miễn kháng trị vi khuẩn HP.

Khi đã quyết định điều trị viêm dạ dày HP (+), con bạn sẽ phải uống rất nhiều thuốc trong thời gian dài, thường là 2-3 tháng. Trong đó 2 tuần đầu sẽ phải dùng tới 2 loại kháng sinh, 1 loại giảm tiết acid dịch dạ dày. Có nhiều phác đồ điều trị khác nhau tùy theo vùng và khả năng kháng thuốc của vi khuẩn.

Với các thuốc giảm tiết acid dịch vị như omeprazole, esomeprazole… ngoài tác dụng làm giảm độ acid trong dịch vị, nó có tác dụng phụ gây loãng xương nếu dùng thời gian dài. Tác dụng kiềm hóa dịch vị dẫn tới giảm khả năng bảo vệ của hàng rào dịch vị với cơ thể, vi khuẩn có thể sống sót vượt qua dạ dày gây bệnh, đặc biệt là viêm phổi ở trẻ em.

Việc sử dụng nhiều kháng sinh trong thời gian dài dễ gây các tác dụng phụ như loạn khuẩn đường ruột, tiềm ẩn nguy cơ kháng thuốc của các loài vi khuẩn. Do vậy, việc chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày do HP phải hết sức cẩn thận và chỉ điều trị khi có đầy đủ các căn cứ, chứ không thể chỉ định xét nghiệm và điều trị tràn lan như hiện nay.

Một điều lưu ý đối với bệnh nhân là: Không phải cứ uống kháng sinh là sẽ diệt được HP. Bởi theo thời gian cùng với sự lạm dụng kháng sinh bừa bãi, HP ngày càng khó trị. Tỉ lệ HP kháng kháng sinh ngày càng cao. Điều này khiến cho các nhà lâm sàng phải tạo ra nhiều công thức tiệt trừ HP bằng cách phải dùng đến những loại kháng sinh mạnh hoặc phối hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau.

Việc diệt trừ HP có thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Các yếu tố dẫn tới thất bại phải kể đến: Tình trạng kháng kháng sinh, tuân thủ điều trị và cơ địa chuyển hóa thuốc, đặc biệt ở trẻ em và bản thân vi khuẩn độc lực quá mạnh.

Ngoài ra, sau khi điều trị rồi thì vẫn có khả năng tái nhiễm HP. Với lối sinh hoạt của người dân Việt Nam thì khả năng tái nhiễm là khá cao. Theo thống kê cho thấy tại các nước đang phát triển, có tới 13% người lớn bị tái nhiễm, trẻ em là 2% trong vòng một năm.

BS. Trần Công

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Cách hạn chế hẹp bao quy đầu

Dương Thu Nga (Hải Phòng)

Những năm đầu đời của trẻ, dương vật của bé bắt đầu có sự bài tiết và bong ra các tế bào chết của thượng bì da bao quy đầu. Các tế bào này tích tụ lại tạo thành chất màu trắng nằm ngay ở da bao quy đầu. Nếu trẻ không bị hẹp quy đầu thì chất màu trắng này sẽ bị trôi đi qua các lần tắm, rửa. Nếu quy đầu bị hẹp thì chất cặn này càng ngày càng tích tụ lại, cô đọng lại thành hạt, mảng trắng sờ vào như hạt đậu hoặc vòng nhẫn cứng ở đầu dương vật và rất dễ gây viêm nhiễm bao quy đầu. Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì đến tuổi vị thành niên dương vật sẽ bé và ngắn hơn bình thường, gây các yếu tố tâm lý không tốt và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Để phòng tránh chứng hẹp bao quy đầu cho trẻ, cha mẹ cần quan tâm lưu ý từ khi bé vài ba tháng tuổi. Bạn có thể phát hiện bằng cách vạch da quy đầu của bé xem lỗ tiểu có hẹp không hoặc quan sát lúc đi tiểu xem tia nước tiểu ra sao. Lưu ý nếu tia nước tiểu nhỏ như cái kim, bé khó tiểu (có bé phải rặn tiểu), thậm chí da phần quy đầu phồng lên do nước và chất cặn bã tích lại thì bé đã bị hẹp bao quy đầu. Cần vệ sinh bao quy đầu hàng ngày cho trẻ mỗi khi tắm, rửa. Cần lộn bao quy đầu ra và dùng vòi nước sạch cho chảy nhẹ nhàng vào rãnh quy đầu, cho đến khi thấy các chất cặn bẩn có màu trắng đã sạch hết thì cho bao quy đầu trở về vị trí ban đầu.

BS. Thanh Lâm

Nhận biết sùi mào gà

Trên mu dương vật em có nổi lên 2 cái mụn, 1 cái thì phát triển chậm, còn 1 cái chỉ trong 2 ngày đã lớn và lan rộng thành một vùng sưng đỏ, đường kính khoảng 2cm rất khó chịu. Xin hỏi có phải đó là sùi mào gà? Cách chữa trị thế nào?

Nguyễn Lương Trung Trực (15111168@st.hcmuaf.edu.vn)

Theo thư mô tả rất có thể bạn bị bệnh sùi mào gà. Bệnh do một loại virut có tên là Human Papilloma (gọi tắt là HPV) gây ra. Bệnh sùi mào gà ở nam giới giai đoạn đầu có vết sùi như bông cải thường xuất hiện ở vùng đầu dương vật, ở dương vật. Đặc biệt là xuất hiện ở phía bên trong cửa niệu đạo, bên trong, ngoài bao quy đầu, bìu. Đôi khi cũng xuất hiện ở mu. Các nốt sùi có khác nhau về hình trạng, màu sắc, độ lớn nhỏ, số lượng và trong thời kỳ đầu có thể chỉ có vài nốt, nhưng biểu hiện đầu tiên vẫn giống nhau (các mụn nhọt sưng tấy, phần dưới to, phần trên nhỏ). Theo thời gian, thể tích của các nốt sùi này càng tăng. Đối với nam giới mắc bệnh sùi mào gà nặng, các mụn nhọt có thể kết thành hình tròn xung quanh bao quy đầu. Để điều trị, hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc trị được bệnh và mức độ lây lan của nó. Thông thường, với tình trạng bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ được chữa trị theo nội khoa tức là sử dụng thuốc uống kết hợp với bôi thuốc. Đối với mức độ nặng, bệnh nhân sẽ được chữa trị theo ngoại khoa bằng các phương pháp tiểu phẫu như đốt điện, đốt sùi bằng tia lazer... Trường hợp của em cần khám ngay tại chuyên khoa da liễu để được xác định bệnh và điều trị sớm, tránh để muộn gây biến chứng ung thư dương vật.

BS. Vũ Ngọc Anh

Cách chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ

Vai trò của người chăm sóc rất quan trọng. Hiểu biết về đột quỵ cũng như cách chăm sóc sau khi bị đột quỵ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

Đột quỵ xảy ra do cục máu đông làm nghẽn lòng động mạch làm thiếu máu não hoặc gây chảy máu trong não. Việc điều trị ban đầu đối với đột quỵ bao gồm dùng thuốc để phá vỡ cục máu đông, ngăn chặn thiệt hại thêm cho não và phục hồi các chức năng não.

Điều gì xảy ra sau đột quỵ?

Các chức năng cơ thể bị ảnh hưởng: Cơ yếu đi và có thể liệt nửa người. Điều này gây trở ngại cho sự thăng bằng, gây mệt mỏi và giảm vận động; khó khăn trong việc nuốt; tầm nhìn bị thay đổi; khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang và ruột làm rối loạn tiểu tiện và đại tiện.

Rối loạn giao tiếp: Một trong những rối loạn giao tiếp phổ biến nhất là chứng mất ngôn ngữ, khó khăn trong nói, viết, đọc hoặc thậm chí hiểu được những gì người khác đang nói khi giao tiếp.Tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ. Ảnh:Trần Minh

Tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ. Ảnh:Trần Minh

Suy giảm trí nhớ và tư duy: Đột quỵ thường ảnh hưởng đến trí nhớ. Nếu ảnh hưởng đến vùng não phải, bệnh nhân có thể bị các rối loạn về không gian - nhận thức, làm suy yếu khả năng đánh giá kích thước, khoảng cách, tốc độ, vị trí hoặc cấu trúc. Biểu hiện không thể viết các chữ cái và con số, không nhận biết được phía bên trong hoặc bên ngoài, mặt trái hoặc mặt phải của quần áo. Thậm chí một số bệnh nhân không thể xác định được họ đang đứng hoặc đang ngồi.

Thay đổi cảm xúc: Một trong những thay đổi sau đột quỵ là những thay đổi về cảm xúc. Thay đổi cảm xúc có thể bao gồm lo âu, trầm cảm, dễ cáu kỉnh và thiếu kiểm soát cảm xúc. Khi đột quỵ ảnh hưởng não vùng trán hoặc vùng thân não có thể dẫn đến mất kiểm soát cảm xúc. Biểu hiện có thể cười và sau đó khóc òa đột ngột, thường xảy ra vào ban đêm, nhưng có thể xảy ra ban ngày, đặc biệt là khi bệnh nhân nằm lâu trên giường.

Thay đổi hành vi: Khi đột quỵ̣ ảnh hưởng bên não trái có thể làm cho bệnh nhân chậm chạp, vô tổ chức hay quá thận trọng, đặc biệt trong các hoạt động mới. Thái độ hay do dự và lo lắng, không giống như cách người bệnh ứng xử trước khi bị đột quỵ. Ngược lại, khi đột quỵ ảnh hưởng ở não phải có khả năng làm bệnh nhân có hành động nhanh chóng và bốc đồng hơn. Họ có thể bỏ qua những thách thức và cố gắng để thực hiện các hoạt động vượt quá khả năng của họ.

Cách chăm sóc

Giảm nguy cơ đột quỵ tái phát: Một bệnh nhân đã bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ tái phát, nếu không được điều trị thích hợp và thiếu kiểm soát. Để giảm nguy cơ này cần đảm bảo bệnh nhân dùng thuốc đúng cách, thực hiện đúng các bài tập phục hồi và tham khảo ý kiến bác sĩ thường xuyên.Cục máu đông làm nghẽn lòng động mạch gây nhồi máu não.

Cục máu đông làm nghẽn lòng động mạch gây nhồi máu não.

Nắm các thông tin liên quan bệnh và thuốc men: Khi chăm sóc người thân bị đột quỵ, tốt nhất cần trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu những gì xảy ra sau một cơn đột quỵ. Tìm hiểu các loại thuốc đã kê toa và tác động của từng loại thuốc, những điều chỉnh cần thiết tại nhà để thích ứng và giúp bệnh nhân hồi phục.

Tìm hiểu các yếu tố liên quan để giúp bệnh nhân phục hồi: Mỗi bệnh nhân bị đột quỵ có các đặc điểm khác nhau, nhưng một số yếu tố chung quyết định sự phục hồi. Bao gồm các yếu tố sau: vị trí của đột quỵ ở não; mức độ tổn thương não; tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước khi đột quỵ; khả năng di chuyển của bệnh nhân; hỗ trợ của người chăm sóc.

Tùy thuộc vào các yếu tố nêu trên, phục hồi có thể mất một thời gian ngắn hoặc dài hơn. Nhiều bệnh nhân đạt được sự phục hồi đáng kể trong vòng 3-4 tháng sau khi đột quỵ. Nhưng ở người khác, phục hồi có thể kéo dài đến 2 năm sau đột quỵ.

Áp dụng vật lý trị liệu là bắt buộc đối với đa số trường hợp sau đột quỵ: Khi bệnh nhân đột quỵ có những biểu hiện: khó khăn trong việc di chuyển; thiếu thăng bằng dẫn đến té ngã; không có khả năng tham gia các hoạt động xã hội; không có khả năng đi bộ hơn 6 phút mà không nghỉ, người chăm sóc cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên gia phục hồi chức năng để quyết định áp dụng điều trị cho người bệnh.

Điều trị ngay khi phát hiện trầm cảm: Khoảng 30-50% bệnh nhân sẽ bị trầm cảm tại một số thời điểm trong quá trình phục hồi. Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của bệnh nhân. Khi người bệnh có những dấu hiệu trầm cảm như cảm thấy tuyệt vọng, mất hứng thú trong các sở thích trước đây, những thay đổi trong sự thèm ăn và rối loạn giấc ngủ... cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để điều trị ngay.

Tóm lại, chăm sóc bệnh nhân sau khi bị đột quỵ là một quá trình kéo dài, kiên trì và phải có kiến thức cơ bản. Chăm sóc hiệu quả và khống chế tốt các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân đột quỵ vẫn là chiến lược tối ưu hiện nay, nhằm tránh đột quỵ tái phát và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân đột quỵ.

TS.BS. Lê Thanh Hải

Cách thoát khỏi trầm cảm sau sinh của một bà mẹ bỉm sữa

Và cũng trong lần này thật may mắn tôi được gặp chị Tuyết- một bà mẹ trẻ đã từng trải qua những ngày tháng trầm cảm sau sinh. Nhưng giờ đây chị như một chuyên gia đang giúp các mẹ bỉm sữa hết thoát khỏi chứng trầm cảm sau sinh.

Giọng đầy hạnh phúc chị Đinh Tuyết kể: “Sau khi sinh con, mình cũng từng bị trầm cảm. Giờ nghĩ lại thật đáng sợ. Tưởng đâu cuộc vượt cạn đẻ thường dễ dàng như bao người khách nhưng đến phút chót bị sốc khi bác sĩ thông báo phải mổ cấp cứu, đưa con ra ngay, nếu không chỉ chậm chút nữa thôi con sẽ bị ngạt… Nghe tin phải mổ cấp cứu, trời đất như quay cuồng. Nhưng, chưa hết, mổ xong mới thật sự là đau đớn,mọi khó khăn cứ thi nhau “đến” với mình, nào bế sản dịch, nào sốt…

Đêm đầu tiên mình vào nhà vệ sinh ôm mặt khóc nức nở gần 30 phút, mặc dù vừa sinh xong cơ thể còn rất mệt mỏi, may ông xã mệt quá ngủ say nên không biết. Thấy thương con và trách mình, lo sợ bản thân không có kinh nghiệm thì sẽ trông con thế nào đây? Việc bị tắc tia sữa cũng làm cho mình cảm thấy chán nản chính bản thân. Cứ thế nhiều lúc mình khóc đến nỗi 2 mắt sưng mọng lên. Khóc xong lại ngồi cả đêm để cố gắng vắt sữa bằng tay, vừa thấy tủi thân, vừa giận mọi người một cách vô cớ, nên dù rất mệt mình nhất quyết không đi ngủ, vừa ngồi vắt từng giọt sữa, vừa nghĩ lung tung. Bây giờ nghĩ lại, mới thấy rất may mắn khi vượt qua giai đoạn khó khăn ấy”.

Câu chuyện của tôi và chị Đinh Tuyết bị gián đoạn bởi chị được mời vào gặp chuyên gia y tế trao đổi việc gì đó liên quan tới công việc dành cho các bà mẹ mang thai và sau sinh mà chị đang theo đuổi.

Chị Tuyết - một bà mẹ trẻ đã từng trải qua những ngày tháng trầm cảm sau sinh

Dõi theo bước chân của chị tôi không tin câu chuyện mà chị kể, bởi nhìn chị bây giờ ít ai nghĩ chị đã bị trầm cảm, bởi hiện tại chị rất năng động, trẻ trung, luôn tràn đầy kiến thức chăm sóc bà bầu và mẹ sau sinh thì làm sao mà có thể bị trầm cảm sau sinh được.

Vốn tò mò nên tôi ngồi đợi chị và rồi mọi chuyện cũng được sáng tỏa khi chị xong việc tiếp tục trò chuyện cùng tôi.

Chị kể tiếp: Lúc ấy, để vượt qua trầm cảm sau sinh phải nhờ rất nhiều vào ông xã, anh đã lôi mình đi qua những chấn động tâm lý sau sinh. Anh dành thời gian bên vợ nhiều hơn, đưa vợ đi chơi, đi dạo và mua sắm. Lúc đó, gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp,.. tất nhiên có cả những chuyên gia tâm lý. Sau đó, tôi không vo tròn trong vòng quay bỉm sữa nữa, tôi được làm việc yêu thích để cảm thấy mình tự do và hữu ích… bỗng dưng tôi thấy tinh thần phấn chấn, cở mở hơn với gia đình, và yêu thương con hơn.

Là người từng trải qua trầm cảm sau sinh nên hơn ai hết tôi hiểu lúc đó các mẹ cần gì và mong muốn gì, đó cũng là động lực để bây giờ tôi cùng các chuyên gia tâm lý thường xuyên tổ chứccác buổi hội thảo offline miễn phí để trao đổi kinh nghiệm kiến thức giúp đỡ các mẹ vượt qua trầm cảm sau sinh.

Càng trò chuyện với chị, tôi thấy mình may mắn được gặp đúng người, với tôi chị như một “chuyên gia” thấu hiểu hết tâm tư và giúp tôi vượt qua những thời gian khó khăn nhất sau sinh.

Về nhà làm theo lời dặn như mở nhạc không lời nghe, rồi cùng chồng đi dạo, đi mua sắm, xem phim, tôi cũng không quá ôm đồm nhiều việc chăm sóc con nữa mà chia sẻ với mẹ chồng, mẹ đẻ… Dần dần tôi thấy mình thay đổi hẳn, những suy nghĩ ấu trĩ cũng không còn nữa. Tôi trở nên vui vẻ và hai vợ chồng cũng tìm lại được những cảm giác hạnh phúc như trước.

Và điều cuối cùng tôi cũng như chị Tuyết muốn gửi tới các ông chồng rằng: các anh chiếm vị trí quan trọng trong hành trình giúp sản phụ thoát khỏi trầm cảm. hơn ai hết, người chồng, gia đình, người thân… cần gần gũi chia sẻ với sản phụ trong thời kì hậu sản, để có thể tránh được những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra.

M.Tuyết

Ngăn chặn bệnh tai khi đi bơi

Nhưng trong khi bơi nếu không được bảo vệ thích hợp, nước xâm nhập vào tai, tồn đọng và bị mắc kẹt bên trong ống tai tạo cơ hội phát triển các bệnh tai của người bơi. Viêm tai ngoài cấp tính là bệnh thường gặp ở người hay bơi lội. Để ngăn chặn tình trạng này, chúng ta cần biết một số cách xử trí cơ bản.

Các triệu chứng bệnh tai ở người đi bơi lội

Bệnh tai khi đi bơi biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Các triệu chứng nhẹ bao gồm da có màu ửng đỏ; ngứa nhẹ; đau khi chạm vào hoặc kéo tai. Các triệu chứng trung bình bao gồm có rất nhiều vết đỏ trong da ống tai; tăng đau tai; ngứa nặng; chảy nước hoặc mủ tai. Triệu chứng nghiêm trọng bao gồm đau không chịu nổi có thể khu trú ở tai hoặc có thể lan tới hàm, mặt, đầu và cổ; nghẽn ống tai hoàn toàn; sốt; sưng đỏ và sưng lan ra tai ngoài; sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ.

Ngăn chặn bệnh tai khi đi bơiBơi là một cách tập luyện thể dục tuyệt vời nhưng nếu không được bảo vệ thích hợp, nước xâm nhập tai, tồn đọng và bị mắc kẹt bên trong ống tai tạo cơ hội phát triển các bệnh tai.

Cách gì ngăn chặn bệnh?

Tránh kích ứng tai: Nhiều người trong chúng ta có thói quen nhét vào ống tai chồi bông và các đồ vật khác. Đây không phải là một thói quen lành mạnh và nên tránh bằng mọi giá. Điều này có thể gây kích thích lớp niêm mạc của ống tai và làm cho nó dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Điều tốt nhất là vệ sinh tai ngoài bằng khăn mềm và không bao giờ chèn bất kỳ thứ sắc bén nào vào tai.

Chắc chắn rằng bơi trong nước sạch: Để tránh bị nhiễm khuẩn tai khó chịu, cố gắng hết sức để bơi trong nước sạch. Bơi trong nước nhiễm bẩn có số lượng vi khuẩn cao có thể dẫn đến nhiều bệnh nhiễm khuẩn. Luôn đảm bảo kiểm tra chất lượng nước là an toàn và tránh bơi khi nghi ngờ về ô nhiễm môi trường nước.

Rửa khô và sạch sẽ sau khi bơi: Sau khi bơi, nghiêng đầu sang hai bên để tai có thể ráo nước. Hãy tắm sau đó và lau tai. Bạn có thể sử dụng khăn sạch hoặc máy sấy tóc để làm khô hoàn toàn tai. Điều này làm giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn tai. Có một số lời khuyên nên dùng một ít rượu để làm khô tai nhưng đừng lạm dụng nó. Việc sử dụng cồn quá nhiều làm nhạy cảm da của tai có thể dẫn đến nhiễm khuẩn.

Chăm sóc da tai: Da trong ống tai có nhiệm vụ ngăn ngừa bất kỳ loại nhiễm khuẩn nào để duy trì sự toàn vẹn của ống tai. Nếu da trong ống tai bị hư hỏng, khô hoặc nứt, là yếu tố làm dễ cho nhiễm khuẩn. Các bệnh lý da như eczema và viêm da có thể ảnh hưởng đến vùng da khu vực này và có nhiều cơ hội phát triển bệnh tai của người bơi lội.

Chú ý đến ráy tai: Ráy tai có tác dụng để bảo vệ tai khỏi bị nhiễm khuẩn. Ráy tai đẩy nước và không cho phép nước tồn đọng trong ống tai. Nhưng quá nhiều ráy tai có thể dẫn đến tắc nghẽn ống tai, nếu có tình trạng ráy tai gây tắc nghẽn nặng bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để giải quyết.

Một số biện pháp khác: Cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm làm tóc như thuốc nhuộm tóc hoặc xịt tóc. Các sản phẩm này chứa rất nhiều chất hóa học và có thể gây kích ứng da gây ra phản ứng dị ứng và nhiễm khuẩn. Để ngăn những hóa chất này đi vào tai, bạn có thể sử dụng bông nút tai trong khi nhuộm tóc hoặc xịt tóc. Những người sử dụng máy trợ thính cần phải cẩn thận hơn vì có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn. Nếu bạn nghĩ mình bị ráy tai quá mức hoặc có bất kỳ bệnh nào trên da ống tai, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia tai mũi họng.

Ngăn chặn bệnh tai khi đi bơiCần chăm sóc tai đúng cách để tránh bị viêm nhiễm.

Một số cách xử trí bệnh tai khi đi bơi

Áp tai với khăn nóng và khô: Áp tai vào một khăn nóng và khô có thể giảm đau và rất hữu ích để kiểm soát các triệu chứng. Có thể làm nóng khăn trong lò vi sóng, đặt khăn trong túi niêm phong và kiểm tra nhiệt độ trước khi áp vào tai để tránh bị bỏng. Hãy cẩn thận nếu áp dụng cho trẻ nhỏ.

Hỗn hợp rượu và giấm: Trộn một ít giấm trắng và cồn 70% với lượng bằng nhau và làm ấm lên một ít. Nhiệt độ của hỗn hợp phải ở cùng nhiệt độ với cơ thể. Nhỏ hỗn hợp vào bên trong tai bằng một ống tiêm và để chất lỏng chảy ra. Hãy cẩn thận khi làm việc này và đừng cố gắng nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn tai nặng.

Liên hệ với bác sĩ tai mũi họng nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường hoặc bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào khác. Cần tới cơ sở y tế ngay nếu có nhiều vết đỏ, sưng, chảy máu hoặc sốt. Chóng mặt, mất thính lực, yếu các cơ mặt cũng là các dấu hiệu cảnh báo và cần được chuyên gia đánh giá ngay.

Kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn tai nặng dưới dạng thuốc nhỏ tai, đường uống hoặc tiêm. Những người bị suy giảm miễn dịch, có loét trong ống tai, đái tháo đường hoặc bất kỳ bệnh nặng khác cần được chăm sóc đặc biệt và điều trị các bệnh đi kèm. Phẫu thuật, thủ thuật áp tai được khuyến cáo trong những trường hợp rất nghiêm trọng để lấy sạch mủ và làm sạch ống tai.

BS. Nguyễn Hải Lê

Bạn có nguy cơ bị thiếu máu?

Những người có nguy cơ cao bị thiếu máu là phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ hoặc phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không chỉ phụ nữ có nguy cơ cao bị thi...